Thủ khoa thất nghiệp qua lăng kính của nhà tuyển dụng chuyên nghiệp
Nói chung, nhà tuyển dụng luôn mong các bạn sinh viên, thủ khoa, đã cố gắng học tập siêng năng với thành tích vượt trội thì nên tăng thêm sự tích cực và chủ động.
Thủ khoa cũng thuộc đối tượng thất nghiệp, không tạo đủ ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây là một tình trạng cần sự phân tích, tìm hiểu thì mới có thể cải thiện.
Thủ khoa và cơ hội ứng tuyển
Trường hợp trong năm nay là một thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc, ngành Kỹ thuật viễn thông Khoa Điện – Điện tử (Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội), bạn Chu Thị Yến đang trong hoàn cảnh tìm việc khó khăn. Sau 3 tháng, bạn ấy vẫn chưa nhận được hồi âm nào từ nhà tuyển dụng. Cách đây hơn 2 năm, chàng sinh viên dân tộc Thái La Văn Ngọ, thủ khoa trường Đại học GTVT tốt nghiệp năm 2013, tổng điểm trung bình toàn khóa đạt 8,77 cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Các ví dụ nổi bật này cho thấy rõ yêu cầu tuyển dụng không dừng lại ở bằng cấp. Sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi – Xuất sắc vẫn mang gánh nặng lo lắng cho nghề nghiệp tương lai không kém gì các bạn sinh viên khác. Bằng cấp có giá trị dù cao đi nữa cũng không phải là tất cả.
Đôi khi đây lại là điều bất lợi vì sinh viên thủ khoa sẽ dễ mang tâm lý chủ quan, cho rằng với điểm số này là đã hơn rất nhiều ứng viên khác. Từ đó mà các bạn không có tinh thần nâng cao bản thân, hướng đến suy nghĩ rèn luyện thêm ngoài chuyên môn. Hoặc có thể có nghĩ đến nhưng với sự quan tâm thấp, cảm thấy vùng an toàn công việc đang bao quanh bạn. Sự tự nhận định sai lầm này kéo theo kết quả đáng buồn là không nhận được phản hồi tốt từ nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng thật sự nghĩ gì?
Thời đại ngày này sinh viên không thể còn suy nghĩ chỉ dựa vào tấm bằng chuyên môn là sẽ tìm được công việc đúng chuyên ngành. Phải thể hiện được những kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng muốn thấy từ ứng viên của mình. Cho rằng việc làm là không thiếu nhưng dưới sự lựa chọn của sinh viên, con đường tìm việc khó khăn là do chính bạn tự tạo ra. Sinh viên có thể thử thách mình ở những lĩnh vực khác nhau, cố gắng tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Đôi khi cần trải qua công việc khác ngành học, chấp nhận làm những công việc nhỏ khác. Dù làm việc gì thì bạn cũng có có được kỹ năng thành thạo riêng cho mình. Và rồi sau này sẽ có lúc cần dùng đến.
Nói chung, nhà tuyển dụng luôn mong các bạn sinh viên, thủ khoa, đã cố gắng học tập siêng năng với thành tích vượt trội thì nên tăng thêm sự tích cực và chủ động. Tích cực tìm việc, kiên trì, cởi mở hơn trong lựa chọn, tăng khả năng giao tiếp và có lòng tin với bản thân.
Leave a Reply