Học ngành tâm lý học và bí quyết làm việc tại nhà
Bộ Y tế cũng có một số vị trí đòi hỏi công nhân việc phải có kiến thức chuyên ngành tâm lý học. Đây cũng là công việc thú vị nhưng tương đối áp lực.
Vài năm trở lại đây, ngành Tâm lý học – khoa học nghiên cứu và ứng dụng về tâm lý con người là một chuyên ngành thú vị và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Bạn yêu thích chuyên ngành này nhưng băn khoăn không biết cơ hội việc làm sau khi ra trường sẽ như thế nào? Bạn nào đang có thắc mắc như vậy thì đừng lo lắng quá nhé, vì hiện nay có rất nhiều công việc cho chuyên ngành tâm lý học để các bạn chọn lựa.
1. Phòng khám cộng đồng
Bạn không nhất thiết phải là một thạc sĩ hoặc tiến sĩ mới có thể làm việc tại một phòng khám cộng đồng đâu. Với tấm bằng cử nhân, bạn hoàn toàn có thể học tập và làm việc tại đây rồi. Với công việc này, bạn sẽ được tiếp xúc, trò chuyện với những bệnh nhân, những cuộc đời và giúp đỡ họ sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và không bao giờ nhàm chán.
2. Dạy học
Đây là một lựa chọn phổ biến bởi vì có rất nhiều trường đại học, cao đẳng mở khoa đào tạo chuyên ngành này. Bạn có thể giúp truyền cảm hứng tình yêu chuyên ngành tâm lý học cho những người khác.
3. Bệnh viện
Tấm bằng đại học của bạn có thể giúp bạn mở ra nhiều cánh cửa hơn bạn nghĩ. Bạn có thể thi tuyển vào một bệnh viện và làm việc trong một môi trường cực kỳ năng động và chuyên nghiệp. Ở đây, ngoài làm việc bạn có thể được đào tạo và học tập từ những kiến thức thực tế mà bạn không được dạy khi đi học.
4. Văn phòng y tế
Một công việc hành chính có thể không phải là lựa chọn hàng đầu của bạn khi tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học. Nhưng làm công việc hành chính sẽ giúp bạn thực hành vì các công việc văn phòng chủ yếu thiên về tâm lý, sức khỏe tinh thần…Và đây có thể là một bài học vô giá nếu bạn đang muốn đi học sau đại học hoặc mở một văn phòng tương tự cho riêng mình.
5. Nghiên cứu tại một bệnh viên hoặc tổ chức y tế
Các bệnh viện lớn cũng thường làm các nghiên cứu, các dự án thú vị để phát hiện ra những phương pháp chữa bệnh khác nhau. Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu tại bệnh viện hoặc các tổ chức ý tế từ những vị trí nhỏ nhất.
6. Tạp chí tâm lý
Với kiến thức về tâm lý học, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại một tạp chí về tâm lý học. Bạn có thể đọc các chuyên mục trên bất kỳ tạp chí nào và thử đặt bút để chứng tỏ khả năng của mình.
7. Tổ chức phi lợi nhuận
Rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận được lập ra để bảo vệ tâm lý và sức khỏe tinh thần cho con người. Hãy tìm một vị trí mà bạn cảm thấy phù hợp để giúp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
8. Làm việc trong chính phủ
Bộ Y tế cũng có một số vị trí đòi hỏi công nhân việc phải có kiến thức chuyên ngành tâm lý học. Đây cũng là công việc thú vị nhưng tương đối áp lực.
9. Cơ quan hành pháp
Bạn đã được học tập nghiên cứu về tâm lý con người: có mặt tốt và mặt xấu? Hãy dùng sự hiểu biết của mình về tâm lý để làm việc trong một cơ quan hành pháp.
Leave a Reply