Những “cái hố” nhà tuyển dụng đặt bạn vào

Đây là kiểu bẫy mà các ứng viên mắc bệnh nói nhiều thường hay bị lừa. Sau khi đưa ra một câu hỏi, người phỏng vấn giả bộ chăm chú nghe bạn nói, và thỉnh thoảng đệm vào

Portrait Of Female Woman Sitting At Interview

Bạn đã bao giờ gặp tình huống ngoài dự kiến khi đi phỏng vấn chưa? Và bạn đã ứng phó với tình huống đó như thế nào? Có rất nhiều tình huống mà người ta vẫn thường gọi là những cái bẫy mà các nhà tuyển dụng thường áp dụng để “xoay” các ứng viên. Nếu chẳng may rơi vào cái bẫy đó, bạn phải biết cách phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo và thông minh, nhưng cũng có thể bạn sẽ bị trượt vỏ chuối ngay từ vòng đầu tiên nếu bạn cứ mãi lúng túng trong cái bẫy đó. Cùng xem qua những cái bẫy mà các nhà tuyển dụng thường sử dụng nhé.

1. Đưa ra các câu hỏi không rõ ràng

Các bạn đều biết khi trả lời bất kì câu hỏi phỏng vấn nào, bạn cũng phải nghĩ tới hai khía cạnh. Thứ nhất là trả lời các câu hỏi mà người phỏng vấn đặt ra, thứ hai là trình bày về bản thân mình ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ và làm nổi bật được các thế mạnh của mình. Tuy nhiên, một người phỏng vấn chuyên nghiệp thường đưa ra những câu hỏi không cụ thể, có khi không hề liên quan đến nghề nghiệp với mục đích là quan sát khả năng giải quyết tình huống của ứng viên.

2. Nghỉ giữa chừng

Đây là một cái bẫy phổ biến trong phỏng vấn. Không ít ứng viên đã không thể thoát khỏi cái bẫy nguy hiểm này. Ví dụ như khi nhân viên phỏng vấn đưa ra một câu hỏi, bạn trả lời xong câu hỏi đó và ngồi đợi câu hỏi khác. Thế nhưng, nhà phỏng vấn vẫn ngồi chăm chú quan sát bạn. Đến đây thì một số ứng viên đã thật sự mất bình tĩnh và cố gắng trình bày thêm, nhưng thực tế thì những kiểu ứng phó như vậy thường bị đánh giá rất thấp. Nếu rơi vào trường hợp này, tốt nhất khi trả lời xong bạn nên bình tĩnh và đưa ánh mắt thân thiện về phía người phỏng vấn và đợi câu hỏi tiếp theo.

3. Khơi mào để bạn nói ra các bí mật

Nhân viên phỏng vấn chuyên nghiệp rất có kinh nghiệm trong việc tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện khi trò chuyện với ứng viên, và đó cũng là cũng là một trong những cái bẫy của họ. Bạn hãy cẩn thận với loại bẫy này, họ đang tìm cách để bạn nói ra những bí mật riêng tư của mình. Đã có trường hợp đáng tiếc xảy ra: một cô gái ứng tuyển vào vị trí thư kí với ngoại hình và nghiệp vụ được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao, nhưng khi nói chuyện thân mật về các mối quan hệ đồng nghiệp ở chỗ làm cũ, cô đã nói nguyên nhân cô nghỉ việc là do các đồng nghiệp nữ và cả cấp trên đều ghen tị với sắc đẹp của cô và coi cô là cái gai trong mắt họ, nên cô muốn tìm một chỗ làm mới. Sau khi cân nhắc, chủ doanh nghiệp đã quyết định không nhận cô gái này mà lựa chọn một người khác, ngoại hình kém hơn nhưng hiền lành, cầu tiến và khiêm tốn.
Do đó, trong buổi phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải biết kiềm chế bản thân mình, đừng nên nói những câu dư thừa, không nên biểu lộ tâm trạng quá phấn khích, hãy bình tĩnh trước mọi tình huống, kể cả khi người phỏng vấn muốn “khiêu khích” bạn nhằm mục đích tìm kiếm những thông tin mật về nghề nghiệp hoặc cá nhân.

4. Làm ra vẻ thích nghe bạn nói

Đây là kiểu bẫy mà các ứng viên mắc bệnh nói nhiều thường hay bị lừa. Sau khi đưa ra một câu hỏi, người phỏng vấn giả bộ chăm chú nghe bạn nói, và thỉnh thoảng đệm vào một câu “À, ra thế” hoặc “Thú vị nhỉ!” và giả bộ ghi chép cái gì đó. Nếu không khéo nhận ra bạn sẽ nói huyên thuyên và không biết nên dừng ở đâu. Tốt nhất bạn nên trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, nếu người phỏng vấn muốn bạn kể chi tiết hơn, bạn có thể nói dài hơn một chút nhưng tuyệt đối không được vòng vo.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thien My Business