Những mẹo hay giúp bạn bản lĩnh hơn khi đứng trước công chúng
Chuẩn bị cho những gì ngoài mong đợi. Dù rằng đã chuẩn bị tốt và diễn tập trôi chảy nhưng cần giữ tinh thần nếu có bất ngờ xảy ra. Từ sự cố kỹ thuật máy móc
Trong khi kỹ năng tạo hấp dẫn người nghe phải mất nhiều năm mới thành thạo được thì có 11 cách hay sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nói chuyện trước đám đông một cách nhanh chóng. Đơn giản, dễ áp dụng cho bạn luyện tập và cảm nhận sự tiến bộ.
Lợi ích của kỹ năng phát biểu trước đám đông
Tình huống bạn cần có khả năng nói chuyện trước nhiều người có thể là: phát biểu ý kiến trước lớp, trình bày quan điểm trong cuộc họp công ty hay thuyết trình đề tài trong khán phòng đông khán giả. Những điều này có thể được thông báo trong khoảng thời gian rất ngắn. Có cuộc khảo sát cho thấy con số những người mắc phải nỗi sợ khi đối diện với điều này còn nhiều hơn cả số tổng của người sợ rắn, nhện và đi máy bay. Một số người rơi vào trạng thái như sắp lâm bệnh khi phải bắt đầu buổi diễn thuyết trọng đại trong đời.
Cũng giống như khi bạn có ý tưởng thú vị hoặc kế hoạch hay muốn chia sẻ với mọi người nhưng lại không đủ tự tin để trình bày. Và không ít lần xem người khác thuyết trình mà mong rằng mình cũng làm được như thế. Chỉ vì lo sợ những điều có thể kiểm soát hoặc không đáng lo mà bạn đã bỏ qua biết bao cơ hội tự mình khẳng định bản thân và giúp đỡ người khác? Nắm bắt đúng cách thức sau là bạn có thể trình bày thật rành mạch ý kiến của mình trong lớp học, công ty, tổ chức xã hội, buổi lễ tiệc…
11 “bí kíp” phát triển thành kỹ năng
1. Uống nước 15 phút trước khi phát biểu. Nếu bạn để cho cổ họng bị khô thì khi nói, chiếc micro sẽ bắt giọng không rõ. Nó ảnh hưởng đến cảm giác khi lắng nghe. Do đó, tránh tạo sự khó chịu cho khán giả, trước khi bắt đầu nói thì bạn nên uống vài cốc nước.
2. Chia sẻ câu chuyện cảm xúc. Dẫn chứng minh họa cho ý của bạn bằng những câu chuyện. Cứ kể theo cách bạn hiểu và thể hiện cảm xúc của mình. Buồn, khóc, thương xót, phấn khích,… cứ thể hiện ra hết. Chính điều này giúp bạn ngay lập tức kết nối với người nghe. Giúp cho thông điệp của bạn thêm sống động và có ý nghĩa.
3. Dừng 10 giây. Nếu dừng 2-3 giây thì khán giả cho rằng bạn quên chỗ nào đó trong bài nói. 5 giây thì họ sẽ nghĩ điều này xảy ra là do bạn có dụng ý riêng. Và sau 10 giây bạn tạm dừng, thậm chí người đang nhắn tin cũng sẽ ngước lên nhìn bạn. Lúc này khi bạn tiếp tục nói, họ mặc nhiên cho rằng bạn cố tình làm thế và ở bạn có sự tự tin và làm chủ tình hình khi phải nói trước đám đông. Vì người kém khả năng này sẽ không thể làm như vậy. Bởi thế, cho mình thêm thời gian để tập trung vào ý kế tiếp, đồng thời nhận được đánh giá cao từ người nghe.
4. Đề cập điều gì đó mà chưa ai biết. Người ta sẽ ghi nhớ những việc mới lạ của người diễn thuyết nhiều hơn trước khi nhớ thông tin của người đó. Hãy cho họ biết một khám phá mới, sự thật gây ngạc nhiên hoặc kết quả phân tích vấn đề nào đó liên quan với chủ đề bạn đang nói.
5. Nhưng việc biện minh. Là một trong những việc điều không nên làm. Cảm thấy bất ổn ngay khi vừa bắt đầu nên nhiều người hay nói rằng: “Tôi xin lỗi vì đã không có nhiều thời gian chuẩn bị nên…”, “Tôi không giỏi về việc này, bởi thế…”. Những câu nói này không có ích như bạn nghĩ. Hãy cố gắng làm mọi việc để tránh phải đưa ra lý do xin lượng thứ.
6. Thực tập tại đúng nơi sẽ trình bày. Đừng đợi cho đến khi bạn phải lên sân khấu hay bục phát biểu mới kiểm tra micro, đèn chiếu sáng, thiết bị điều khiển, máy vi tính, máy chiếu, bài thuyết trình. Nếu có ai đó phụ trách phần thiết bị thì hỏi xem nên làm thế nào khi có sự cố xảy ra. Đến khi thực tế gặp vấn đề thì cố gắng mỉm cười, bình tĩnh, cách bạn ứng phó của bạn rất quan trọng trong mắt khán giả.
7. Đừng bao giờ tập trung vào đọc bài viết. Khán giả của bạn hoàn toàn có thể tự xem lướt qua nội dung. Nếu họ phải đọc bài thuyết trình của bạn thì bạn có thể đánh mất sự tập trung từ họ. Còn khi bạn tự đọc bài của mình thì điều này trở nên chắc chắn. Nên để bài nội dung được trình chiếu nhấn mạnh cho ý của bạn hơn là hoàn toàn trở thành tất cả nội dung cần nói.
8. Tập trung vào nhịp thở. Bạn sẽ làm gì khi căng thẳng hoặc lo lắng? – “Thở”. Hãy hít thở sâu từ 3-4 lần khi rơi vào trạng thái này. Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng đôi khi chúng ta quá tập trung vào lắng nghe hoặc nói mà ngưng hít thở trong khoảnh khắc đó. Giữ nhịp thở đều để tập trung năng lượng và suy nghĩ.
9. Đừng xem như buổi biểu diễn. Dù là một buổi thuyết trình nhỏ hoặc diễn thuyết trước rất đông khán giả thì cũng nên xem như sự kết nối trực tiếp với từng người. Tập trung vào họ thì sẽ nhận được điều ngược lại.
10. Chuẩn bị cho những gì ngoài mong đợi. Dù rằng đã chuẩn bị tốt và diễn tập trôi chảy nhưng cần giữ tinh thần nếu có bất ngờ xảy ra. Từ sự cố kỹ thuật máy móc cho đến cách phản ứng của người nghe, thử hình dung một vài hoàn cảnh và lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
11. Không có từ thừa. Dành thời gian nghiêm túc chuẩn bị bài nói và ghi nhớ. Phân nhỏ thành nhiều hạng mục, phần chính phụ với cấu trúc trình bày rõ ràng. Nắm vững điều mình nói. Nên nhớ sẽ không có ừm…, à… trong lúc chuẩn bị nên thực tế bạn cũng không nên nói những từ này.
Leave a Reply