Luyện kỹ năng học ngoại ngữ dành cho người trưởng thành

Học câu trả lời cho câu hỏi thông dụng: “Bạn đến từ đâu?”, “Bạn làm nghề gì?”, “Bạn có thích Pháp không?”. Áp dụng khi chào hỏi người mới, luyện tập thêm nhiều để

Du lịch, kết bạn quốc tế, nghiên cứu tài liệu,… là những chuyện không phân biệt tuổi tác. Bạn hãy quên ngay đi ý nghĩ “mình đã già để học thêm ngôn ngữ mới”, phổ biến nhất chính là nỗi lo ngại học tiếng Anh. Tìm nguồn động lực tích cực để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ mà bạn chọn học.

Kỹ năng khó rèn do suy nghĩ tiêu cực

Nếu cứ giữ cho mình những suy nghĩ theo kiểu viện cớ thì bạn không thể có sự tiến bộ. Ví dụ bạn tự nói với bản thân là: “Mình lớn tuổi rồi, có học cũng không theo kịp” hoặc là “Mình đâu có khiếu học ngoại ngữ nên sớm bỏ cuộc”. Xác định rõ mục tiêu học để giúp bạn xóa bỏ đi hướng nghĩ này. Tìm cho mình nguyên nhân học, có thể là vì mong muốn nâng cao giao tiếp trong môi trường công việc hoặc xã hội. Tâm lý thoải mái khi học thì bạn mới dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Một số người thường đưa ra lý do hoàn cảnh cho trình độ khả năng ngoại ngữ của mình: “Lúc xưa, trường học dạy không hay nên chẳng vận dụng được gì”; “Tôi không dùng nhiều tiếng Anh nên mới yếu kém như thế”; “Thời gian không có đủ để đi học thêm”… Hiện nay, có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội chia sẻ và trung tâm tiếng Anh tư vấn cho học viên. Bạn nên dành thời gian tham khảo để chọn phương pháp học phù hợp với mình nhất.
Tâm lý ngại “sai”, chần chừ. Bạn sợ sai trong cách phát âm, dùng từ, lỗi ngữ pháp,… làm cho chẳng ai hiểu bạn đang muốn nói gì. Tự ti như vậy bạn sẽ mất cơ hội rèn luyện. Để sự lo lắng lấn át tâm lý thì chẳng học hoặc thực hành được gì. Thêm vào đó, nếu chọn trì hoãn thời gian bắt đầu học thì bạn sẽ càng bị bỏ lại phía sau. Việc học này mang lại lợi ích cho cả cuộc đời, đừng xem nó như một chi phí nên tiết kiệm.
Bài học hay phát triển kỹ năng

Học thêm một ngôn ngữ giúp bạn tăng thêm nhiều cơ hội việc làm và niềm vui trong cuộc sống. Trí não liên tục hoạt động, cập nhật nội dung mới thế nên làm giảm khả năng suy giảm trí nhớ.
Câu chuyện về CEO David Bailey đã tự học tiếng Pháp chỉ trong 17 ngày bắt đầu vào mùa hè năm 2005. Tại ngôi làng nhỏ ở vùng Beaujolais của Pháp, ông sống cùng một người bạn Pháp và tiến hành học tập theo thói quen sau:
– Buổi sáng: sau khi thức dậy dùng từ 1.5-2 giờ viết một danh sách dài 1 trang giấy các động từ quy tắc và bất quy tắc; học thuộc toàn bộ trong vòng 2 tuần. Kết hợp với nghe các bài học của Michel Thomas: khóa cơ bản, khóa xây dựng ngôn ngữ và khóa cao cấp 2 lần. Chú ý những lỗi dễ sai phạm trong bài nghe của các học viên khác.
– Buổi trưa: dùng bữa với các bạn Pháp và chỉ dùng tiếng Pháp để trao đổi.
– Buổi chiều: chạy bộ và nghe nhạc Pháp từ 45-60 phút. Hát theo và luyện phát âm theo lời bài hát. Giai điệu của âm nhạc giúp bạn dễ tiếp thu và ghi nhớ. Sau đó, nếu không chơi ném phi tiêu hay Boules với những người bạn Pháp, ông sẽ đọc sách dành cho trẻ em bằng tiếng Pháp tựa đề “Charlie and the Chocolate Factory”. Với ngôn ngữ đơn giản, câu chuyện dễ nắm bắt nội dung nên ít dùng từ điển sẽ là lựa chọn hiệu quả cho người bắt đầu học. Dành ít nhất 1 tiếng viết những bài luận cơ bản về bản thân, nhờ người bạn Pháp kiểm tra lỗi.
– Học câu trả lời cho câu hỏi thông dụng: “Bạn đến từ đâu?”, “Bạn làm nghề gì?”, “Bạn có thích Pháp không?”. Áp dụng khi chào hỏi người mới, luyện tập thêm nhiều để tăng lòng tự tin. Giống như mọi người, dùng những từ và cụm từ bổ sung vào giữa các câu (alors, en fait, etc.) để kéo dài thời gian khi trò chuyện.
Ông đã rời khỏi thị trấn nhỏ đó sau 17 ngày và đến Paris, gặp một cô gái ở quán cà phê và bắt đầu nói chuyện. Sau một vài phút, cô ấy đã đã thề rằng ông phải sống ở Pháp trong ít nhất 1 năm chứ không thể nào là 17 ngày. Chính những thủ thuật trên đã giúp ông thành thạo trong giao tiếp ngôn ngữ khác với thời gian rất khó tin!

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thien My Business